Sa Cong Nghiep

Sả công nghiệp

Sa Cong Nghiep Sa Cong Nghiep
Sa Cong Nghiep

Cây sả (Cymbopogon winterianua): trước đây tinh dầu sả chủ yếu sử dụng tẩy rửa trong các bệnh viện nên được Bộ Y tế chú ý. Vào những năm cuối thập niên 70, do nhu cầu sử dụng rất lớn trong y tế và tạo nguồn xuất khẩu, nên các tỉnh như Quảng Nam-Đà Nẵng, Gia Lai, Komtum, Thừa Thiên đã tạo các trại giống để tự đáp ứng nhu cầu giống cho địa phương, cùng với điều kiện đất đai và khí hậu phù hợp với cây sả đã phát triển với diện tích trên 34.000ha ở các tỉnh miền Trung và Cao nguyên vào  những năm 1980-1989. Với diện tích như thế đã sản xuất một lượng tinh dầu sả hàng năm lên đến hơn 120 tấn, xuất khẩu ra các nước Anh, Pháp, Đức, Liên Xô và các nước Đông Âu trên 102 tấn/ năm. Nhưng vào đầu thập niên 90, do thị trường tiêu thụ Liên Xô và các nước Đông Âu giảm đã làm ảnh hưởng tới việc phát triển cây sả trong cả nước. Cùng với việc thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, giá cả không ổn định. Từ những nguyên nhân trên diện tích trồng  sả giảm rất lớn, hiện nay từ Thừa Thiên-Huế trở vào với diện tích điều tra còn khoảng 189ha, chủ yếu tập trung ở các nông trường do xí nghiệp liên hiệp dược liệu ở  các tỉnh giữ lại khai thác tiêu dùng trong ngành như ở Thừa Thiên Huế  còn 28ha ở HTX Đức Ninh , tại Quảng Nam có 15 ha ở huyện Quế Sơn, trong khi ở Gia Lai còn khoảng 16 ha. Ngoài ra các tỉnh Đông Nam Bộ do tình hình phát triển các cây công nghiệp và cây ăn trái tăng đã làm diện tích trồng sả giảm rất lớn, từ hàng chục ngàn ha trồng sả ở các tỉnh Tây Ninh, Sông Bé và Đồng Nai vào năm 1987, đến nay chỉ còn khoảng 60 ha .

Các thí nghiệm trên vùng đất xám Tây Ninh cho thấy:

- Giống sả Java Việt Nam và Java Ấn Độ có năng suất tinh dầu lớn nhất (1253 và 1506 kg/ 5 lần cắt/ ha), giống sả Chanh Việt Nam và Chanh Ấn Độ có năng suất tinh dầu nhỏ hơn (759 và 1028 kg/ 5 lần cắt/ ha).

- Thành phần tinh dầu thay đổi theo giống sả: Java Việt Nam có hàm lượng citronellal (15,59 - 24,20%), Java Ấn Độ có hàm  lượng citronelal (6,94 - 16,16%); và geraniol ở 2 giống sả Java (40,69 – 53,93%) cao nhất, giống sả Chanh Ấn Độ và Việt Nam có hàm lượng citral a (45,55 và 47,38%)  và citral b (33,02 và 33,43%) lớn hơn

 

 

Đang online 2
Lượt truy cập 381311
Bản quyền © 2024 Trung tâm sản xuất giống Trảng Bàng
Thiết kế & phát triển bởi EMSVN